Kỹ thuật chăm sóc và nuôi cá betta trên 3 tháng tuổi

Môi trường tốt nhất để nuôi cá betta là nước mềm, ấm và có độ PH trung tính hoặc nhẹ. Đây là một loại cá yêu nước tĩnh nên chúng không thích hợp cho các bể có chạy oxi hay nước lọc.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Cách nuôi cá neon không bị chết

>>> Thông tin về kỹ thuật nuôi cá dĩa trong hồ thủy sinh

>>> Kỹ thuật và phương pháp nuôi cá la hán sinh sản

Cá betta khi nhỏ ta có thể nuôi chung với nhau nhưng khi trưởng thành chúng thường tỏ rõ bản năng của chúng, nếu như chúng có biểu hiện tranh giành lãnh địa thì ta nên tách chúng ra nơi khác. Tuy nhiên các con mái thì ta có thể nuôi chung chúng đến lớn mà không sợ, nhiều con có tính khí khác chút thì chúng hay cắn cá mái khác, nhưng bạn cũng đừng quá lo âu vì chúng chỉ hung hăng tí thôi.

Hồ nuôi chuẩn cho cá betta trưởng thành

Hồ nuôi: Lý tưởng nhất cho cả halfmoon và plakat trưởng thành là loại hồ có kích cỡ 12 x 17 x 20 cm vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa tạo thoải mái cho cá sống lâu dài.

Thức ăn : Tốt nhất là nên cho ăn trùn chỉ. Đây là loại thức ăn bổ dưỡng, giúp cá phát triển toàn diện, dễ tìm và rẻ. Nếu biết cách, sẽ trữ được đến 4 ngày.

Cách rửa và trữ trùn chỉ : Khi mua trùng về, cho vào thau. Cho nước sạch vào, dùng tay khuấy cho trùng rã ra. Tay khuấy nước tạo thành vòng xoáy mạnh để những thứ dơ bẩn dính trong ít trùng bong ra. Sau đó bạn để lắng trong 1 phút rồi xả bỏ nước đó.

Làm lại như thế thêm một lần nữa rồi cho nước mới vào gần đầy thau nước. Cho sủi khí 24/24. Những lần thay nước sau, không cần khuấy nước nữa mà chỉ cần vớt trùng ra, đổ bỏ lớp trùng đã chết, cho nước mới vào và lại thả trùng vào trở lại. 

Thức ăn tươi cho cá betta

Cá betta có tuổi thọ khá ngắn 2-3 năm tuổi đôi khi chăm tốt cá có thể đến 4 năm tuổi. Nhưng cá đến tháng thứ 6 trở lên là ta có thể tiến hành sinh sản cho chúng. Và việc chọn lựa một con cá trống và mái tiêu chuẩn để cho ra một bậy con tốt thì còn phụ thuộc vào việc chọn cá cha mẹ có tốt không, vì thế có cách chọn lựa sau: 

Cá trống : Càng lớn tướng càng tốt, màu sắc phải thật chuẩn của loại, vây và vảy cá không được rách hay nhợt nhạt màu sắc, vây bụng và vây lưng xòe phải rộng, không dị tật, và mang tính hung hăng càng cao càng tốt, cách đầu tiên là xem trên nhà của cá trống có bọt nổi không, nếu con nào bọt nổi thì con đó đang ''xung'' và ta đã thành công 35% rồi vì tính khí cá trống quyết định rất cao trong việc tạo dựng cá con.

Cá mái : Cũng giống như cá trống, nhưng cá mái cũng cần chú ý đến ''bụng'' xem bụng chúng to tròn chứa, tốt nhất là bắt cá lên lòng bàn tay xem hậu môn có ''mụn trắng'' chưa, nếu có thì cá mái đã sẵn sàng.

Chuẩn bị cá trống cho sinh sản

Chọn nhà cho cá betta sinh sản khá dễ dàng, chúng ta có thể dùng một chậu hoa kiểng bán kính 40cm hay hồ xi măng dày 50 x 25 x 25 cm là được. Đầu tiên ta nên cho ca 1 con mái vào trước sau đó cho cá trống vào một keo nhỏ rồi cho cá vào bể ép chung với cá mái sau 1 ngày thì ta thả cá trống và mái chung 1 bể (cho cá trống (hay cá mái) không tấn công nhau quá nhiều) nhưng trước khi ép ta nên cho cả 2 con ăn thật no là thật đủ chất dinh dưỡng, đến ngày thứ 2 sau vài pha rượt đuổi cá trống sẽ nhả bọt và hết lòng ve vãn lôi cuốn con mái đến tổ bọt sinh sản, khi cá mái đã sẵn sàng thì cả 2 con sẽ đến dưới bọt cuộn tròn nhau và cá mái ''xịt'' trứng ra liền đó con cá betta trống thực hiện nhiệm vụ thụ tinh cho trứng, sau khi cá mái sinh sản xong thì cá trống liền đánh đuổi cá mái đi chổ khác, lúc này ta nên tách cá mái ra nơi khác và tẩm bộ lại sau 10 ngày hay 20 ngày ta có thể cho sinh sản tiếp.

ép cá betta

Cá trống tiếp tục chăm sóc ổ trứng và luôn xục lục đáy bể để tìm kiếm trứng rơi rớt để mang trở lại tổ bọt. Tùy vào khí hậu thời tiết mà 2-3 ngày sau trứng nở, khoảng một tuần sau thì cá con sẽ có thể bơi lội tự do trong bể và lúc này ta nên tách cá bố ra thật nhẹ tay tránh làm động ổ cá con và cho nhiệt trong bể là 26 độ, khi bắt cá trống ra thì ta cũng nên tẩm bổ lại tốt nhất là trùn chỉ.


Tin tức liên quan

Cách nuôi cá cảnh trong bình thủy tinh nhỏ
Cách nuôi cá cảnh trong bình thủy tinh nhỏ

2011 Lượt xem

Hiện nay, nhiều người rất thích chọn nuôi cá cảnh để giải trí như một cách tận hưởng cuộc sống. Nhưng bên cạnh đó cũng có những người đang rất phân vân vì không gian nhà khiêm tốn, không thể thoải mái chọn những loại bể cá lớn. Chính vì vậy, nuôi cá trong bình thủy tinh là một sự lựa chọn vô cùng thông minh.

Các bệnh thường gặp ở cá La Hán
Các bệnh thường gặp ở cá La Hán

5049 Lượt xem

Cá La Hán là một trong số các loại cá đẹp và có giá trị cao rất được người nuôi cá cảnh yêu thích. Cùng tìm hiểu các bệnh thường gặp ở cá La Hán giúp cá luôn khỏe mạnh và phát triển tốt.

Tại sao nên đặt bể cá trong phòng làm việc?
Tại sao nên đặt bể cá trong phòng làm việc?

880 Lượt xem

Bể cá thuộc tính Thủy nên có tác dụng rất lớn trong việc điều hòa âm dương, tăng cường sinh khí và có thể làm mạnh thêm luồng khí cát hoặc thậm chí cả khí hung ở hướng đó. Tuy nhiên, việc đặt bể cá trong phòng làm việc cần có những lưu ý nhất định.

Tại sao nên mua bể cá mini cho trẻ nhỏ
Tại sao nên mua bể cá mini cho trẻ nhỏ

1160 Lượt xem

Bể cá mini là sản phẩm rất phổ biến và được nhiều gia đình yêu thích và sử dụng để trưng bày, nhất là những gia đình có trẻ nhỏ. Vì mua bể cá mini cho trẻ chính là một trong những món quà mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe và sự phát triển tâm sinh lý của các em.

Kinh nghiệm mua bể cá mini không thể bỏ lỡ!
Kinh nghiệm mua bể cá mini không thể bỏ lỡ!

446 Lượt xem

 

Đối với những người chưa từng nuôi cá cảnh, việc chọn mua bể gặp khá nhiều khó khăn. Đừng lo lắng! Hồ Cá Mini sẽ chia sẻ đến bạn những kinh nghiệm mua bể cá mini không thể bỏ lỡ! Mời bạn tham khảo.

Thông tin và Kỹ thuật nuôi cá Hồng Đào
Thông tin và Kỹ thuật nuôi cá Hồng Đào

1578 Lượt xem

Cá râu anh đào hay còn gọi là cá hồng đào, cá huyết hồng đào thích hợp cho người mới tập nuôi cá cảnh, cá hồng đào thích hợp nuôi trong bể thủy sinh, tuy nhiên bản tính chúng khá nhút nhát.

Thông tin về kỹ thuật nuôi cá đuôi kiếm và sinh sản
Thông tin về kỹ thuật nuôi cá đuôi kiếm và sinh sản

838 Lượt xem

Giống với cá hòa lan, cá bảy màu, cá hồng kim đuôi kiếm, hay cá đuôi kiếm là một loại cá cảnh dễ nuôi trong hồ thủy sinh cho người mới, nhiều người rất thích cá kiếm vì cái đuôi nhọn hoặc dài thướt tha của nó.

Tính năng của bộ lọc bể cá chi tiết hơn những gì bạn tưởng tượng
Tính năng của bộ lọc bể cá chi tiết hơn những gì bạn tưởng tượng

759 Lượt xem

Bộ lọc là bộ phận vô cùng quan trọng không thể tách rời đối với mỗi bể cá, chúng được thiết kế khác nhau đảm đương các nhiệm vụ riêng biệt gồm lọc sinh học, lọc cơ học hay lọc hóa học, …


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng