Thông tin và đặc điểm của loài cá hồng kim (cá đuôi kiếm )
Cá đuôi kiếm được biết đến với nhiều tên gọi khác như cá hồng kim hay cá hoàng kiếm. Sở dĩ cá có tên gọi như thế là vì chính thanh kiếm dưới thùy đuôi của chúng, trông rất lạ mắt. Chiếc đuôi này không phải là vũ khí mà chỉ là vật trang trí giúp cho cá đuôi kiếm trống nổi bật hơn trong mắt những con cá cái.
Có thể bạn quan tâm:
>>> Đặc điểm của cá ngựa vằn mà bạn nên biết
>>> Cách nuôi cá betta ít bị chết
>>> Cá bảy màu và cách nuôi cá bảy màu ít bị chết
Cá đuôi kiếm hiền lành và dễ nuôi vì vậy có thể nuôi chúng với các cá cảnh khác như Tứ Vân, Hồng Gấm, Cá Vàng…Cá không quá xa xỉ vì vậy rất được ưa chuộng với dân chơi cá. Không những thế, mà cá còn có thể nuôi để diệt trừ lăng quăng, góp phần chống bệnh sốt xuất huyết.
Bể nuôi cho Cá Đuôi Kiếm
Cá đuôi kiếm là loại cá cảnh đẹp, kích thước của cá là từ 12-16 cm, vì vậy có thể nuôi chúng trong hồ kính nhỏ hay một cái lu hoặc thùng. Nếu nuôi với mục đích duy sản xuất, nên nuôi cá trong hồ có kích thước dài, rộng, cao tương ứng 80*50*50 cm. Bể nuôi nên trồng nhiều cây thủy sinh và có không gian rộng vì cá hoạt tích cực. Cá đuôi kiếm yêu cầu một lượng ánh sáng vừa đủ, lọc nước và sục khí ở mức trung bình.
Nuôi thủy sinh cá đuôi kiếm
Độ cứng nước và độ Ph thường là 9-25 và 7-8,3. Nhiệt độ trong bể nuôi nên giữ điều hòa ở mức 18-28 độ C. Nếu nuôi cá bằng nước mưa được để lâu rất tốt cho cá và nên ngâm 2 ngày để giảm lượng Clo nếu nuôi cá bằng nước máy. Cá đuôi kiếm có khả năng thích nghi cao, có thể nuôi chúng trong hồ thủy sinh hoặc hồ treo tường.
Thức ăn của cá
Cá đuôi kiếm ăn tạp, rất dễ nuôi. Vì vậy nếu nuôi cá trong hồ chỉ cần thả vài cọng rong hoặc cọng bèo. Các loài cỏ thủy sinh này không những là nguồn tạo ra lăng quăng, trùng chỉ – thức ăn chính của cá mà còn giúp cá sinh sản rất nhanh. Nếu nuôi cá lớn thì nên thả lục bình, bèo tây hoặc bèo Nhật Bản để không những che nắng, che mưa mà còn là nguồn thức ăn cho cá. Ngoài ra, có thể cho cá ăn ruột bánh mì phơi nắng bóp nhuyễn.
Cá đuôi kiếm
Đặc điểm sinh sản
Cá đuôi kiếm không sinh sản trứng rồi nở như Tứ Vân mà sinh sản trực tiếp ra cá con. Cá thường đẻ vào ban đêm, mỗi đợt sinh khoảng 12-13 con. Cá con được sinh ra có màu vàng , khỏe mạnh và bơi lội khắp hồ. Trong 3 ngày đầu sau sinh, không nên cho cá ăn thức ăn . Cá con ăn bobo và sinh trưởng cho tới khi có khả năng ăn bánh mì phơi khô.
Xem thêm