Các bệnh thường thấy ở hồ thuỷ sinh

Người chơi cá cảnh ngoài việc chăm sóc cá khỏe mạnh cũng cần lưu tâm đến sự phát triển của hồ thuỷ sinh nhằm đem đến một môi trường sống trong lành cho cá. Để đạt được điều đó, người chơi cá cần nhận biết và xử lý hiệu quả nhất những bệnh thường gặp sau đây.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Cây thủy sinh dễ trồng nhất

>>> Lưu ý dành cho người mới bắt đầu chơi thủy sinh

>>> Bố cục hồ thủy sinh Khe Núi Đá

Hồ thủy sinh không đủ ánh sáng

Việc bốc trí vị trí hồ thuỷ sinh tại nơi có ánh sáng thiếu sẽ gây nhiều vấn đề cho cây thủy sinh trong hồ. Điểm nhận biết rõ nhất là màu sắc của cây thủy sinh có màu nhợt nhạt hơn so với vị trí ở môi trường đủ ánh sáng, lá cây sẽ có hình dạng nhọn ở ngọn và phần gốc thưa dần.

Nếu hồ thuỷ sinh để tại vị trí thiếu ánh sáng trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của cây, các chồi non có xu hướng yếu và mục.

Đối với trường hợp như này, người sử dụng hồ thuỷ sinh cần thêm sáng từ môi trường tự nhiên bên ngoài, trong trường hợp vị trí đặt hồ không thể có thêm ánh sáng từ bên ngoài, người chơi có thể sử dụng hệ thống chiếu sáng hoặc tăng sáng lên 12 tiếng/ ngày.

Gặp vấn đề đất nền trong hồ thủy sinh

Tình trạng đất nền tại hồ thuỷ sinh xuất hiện các bọt khí thoát ra, điều này làm cho cây thủy sinh trong hồ kém phát triền, biểu hiện nhận biết rõ nhất là khi nhổ cây lên bạn sẽ thấy rễ ây bị mục. Hoặc nhận biết khi cá không còn thói quen chui xuống đất nền, lúc này vấn đề đất nền trong hồ đang gặp vấn đề nghiêm trọng.

Việc đất nền trong hồ thuỷ sinh gặp phải tình trạng này là do một phần đất bị nén chặn hay do các lớp cặn bã từ cá lấp nghẽn. Để giải quyết tình trạng này, người sử dụng hồ cần phải mang đi bảo trì, và thực hiện thao tác xới nhẹ đất giúp đất nền tơi xốp. Ngoài ra, người sử dụng cũng cần hút hết các chất cặn bã và vệ sinh lại hồ.

Hồ thủy sinh thiếu oxy

Đối với việc thiếu oxy tại hồ thuỷ sinh , người sử dụng có thể nhận biết rất rõ ràng thông qua cây thủy sinh trong hồ. Tình trạng bị èo ụt, phát triển kém, các loại cá bạn nuôi có xu hướng thoi thóp và ngoi lên mặt nước để thở. Lúc này, bạn cần chú ý tới vấn đề oxy cho hồ.

Việc để hồ thuỷ sinh bị thiếu oxy trong thời gian dài có thể dẫn đến rủi ro cá chết. Để giải quyết vấn đề thiếu oxy, người sử dụng hồ cần kiểm tra lại toàn bộ hồ và tăng khả năng chiếu sáng, giảm CO2 nếu cần thiết.

Giải pháp chiếu ánh sáng vào hồ sẽ giúp cây thủy sinh quan hợp tốt hơn, đồng thời giải phóng oxy đủ trong môi trường nước. Đồng thời, bổ sung thêm các chất dinh dưỡng trong nước giúp cây thủy sinh phát triển bình thường.

Hồ thủy sinh thiếu oxy là vấn đề thường gặp cần lưu ý

Ngoài việc chiếu thêm ánh sáng, người dùng hồ thuỷ sinh cũng cần kiểm tra lại hệ thống lọc và bơm nước, sử dụng máy lọc trong thời gian dài có thể gây nên tình trạng tắc nghẽn và khó điều hòa được dòng chảy trong hồ.

Hồ thủy sinh xuất hiện lá úa vàng ở cây thủy sinh

Cây thủy sinh trong hồ bắt đầu xuất hiện hiện tượng úa vàng, có thể dễ bị vỡ vụn khi chạm vào.

Đối với hiện tượng như này, người sử dụng hồ thuỷ sinh cần cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây thủy sinh. Việc cây bị gãy, úa vàng là do cây thiếu sắt , potassium. Bạn có thể mua chất dinh dưỡng tại các cửa hàng cá cảnh. Tuy nhiên cần sử dụng đúng liều lượng cho phép.

Lưu ý, đối với tình trạng nước có độ cứng vượt mức cho phép, bạn cần pha kèm soda vào nước làm mềm nước và bắt đầu sử dụng thuốc dinh dưỡng cho cây mới đem lại hiệu quả.

Tình trạng thiếu/ thừa Phosphaore (lân) ở hồ thủy sinh

Tình trạng thiếu Phosphaore thì người chơi có thể nhận thấy biểu hiện trên cây bị rụng lá sớm. Còn ngược lại, nếu Phosphaore thừa ở hồ thuỷ sinh có hiện tượng mọc lên rêu, tảo, nước dễ bị đục.

Khi thấy xuất hiện hiện tượng này tại hồ, cần kiểm tra lại độ Phosphaore trong môi trường nước. Trong trường hợp bị thừa phosphaore, bạn cần sử dụng thêm phân NPK, hoặc nếu nhều phosphaore thì bạn cần cần bổ sung thêm nước, đồng thời thay nước thường xuyên.

Hiện nay tại các cửa tiệm bán cá cảnh, có bán nhiều loại phân thích hợp giúp cân bằng lượng Phosphaore tại hồ thuỷ sinh bạn nên tham khảo thêm. Đồng thời để tránh tình trạng thiếu/ thừa phân trong hồ, người chơi cá cũng cần chú ý không để dư thừa thức ăn cho cá.

Việc thức ăn bị dư thừa quá nhiều, khiến môi trường nước tại hồ dễ bị đục, gây tắc nghẽn máy lọc và ảnh hướng đến phần đất nền trong hồ.

Trên đây là những bệnh thường gặp và kinh nghiệm chữa bệnh đối với các vấn đề ở hồ thuỷ sinh. Hy vọng bài viết đã giúp ích cho bạn.


Tin tức liên quan

Lưu ý dành cho người mới bắt đầu chơi thủy sinh
Lưu ý dành cho người mới bắt đầu chơi thủy sinh

1517 Lượt xem

Rất nhiều người nghĩ rằng chơi thủy sinh thì rất đơn giản nhưng ít ai biết được chơi thủy sinh phải bắt đầu từ đâu? Bạn nên cân nhắc thật kỹ trước khi chơi thủy sinh vì không có con đường tắt nào dẫn đến thành công. Sau đây chúng tôi sẽ đưa ra một số thông tin giúp những ai đam mê nó dễ dàng hơn trong việc trồng cây thủy sinh.

Cách tạo bố cục cho hồ thuỷ sinh
Cách tạo bố cục cho hồ thuỷ sinh

1143 Lượt xem

Thú vui chơi cây cảnh, nuôi chim, nuôi cá cảnh đã trở thành niềm vui của hầu hết những người ở tuổi trung niên, đặc biệt đam mê nuôi cá cảnh trong hồ thủy sinh được nhiều những bạn trẻ yêu thích. Để trang trí và tạo hồ thủy sinh thật độc đáo và sáng tạo cho ngôi nhà, hãy đón xem hướng dẫn cách tạo bố cục cho hồ thủy sinh dành cho mọi người.

Thủy sinh nhập môn dành cho người mới
Thủy sinh nhập môn dành cho người mới

1207 Lượt xem

Chơi thủy sinh phải bắt đầu từ đâu? Câu hỏi rất đơn giản nhưng trả lời được câu hỏi này không hề đơn giản chút nào. Chơi thủy sinh không có đường tắt để đi đến thành công. Trước khi bắt đầu chơi thủy sinh các bạn thử suy nghĩ:

Thông tin và kỹ thuật trồng cây Trân Châu Cuba thủy sinh
Thông tin và kỹ thuật trồng cây Trân Châu Cuba thủy sinh

1160 Lượt xem

Cây thủy sinh Trân Châu Cuba là một trong những cây tiền cảnh đẹp và khó ngay cả với người chơi kinh nghiệm. Hi vọng thông tin mà chúng tôi cung cấp dưới đây phần nào giúp bạn chinh phục được loài cây thủy sinh tuyệt đẹp này.

Kinh nghiệm chăm sóc bể thủy sinh mới setup
Kinh nghiệm chăm sóc bể thủy sinh mới setup

3445 Lượt xem

Khi mới setup bể thủy sinh, 3 tháng đầu tiên là thời gian quan trọng nhất. Người chơi cần biết cách chăm sóc bể mang lại sự cân bằng cho cá và cây thủy sinh phát triển. Bạn là người mới và chưa có kinh nghiệm chăm sóc bể thủy sinh mới setup? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý ngay đến bạn những kinh nghiệm hữu ích dành cho người mới chơi thủy sinh. 

Để làm được hồ thuỷ sinh thì nên bắt đầu từ đâu?
Để làm được hồ thuỷ sinh thì nên bắt đầu từ đâu?

1098 Lượt xem

Nếu bạn là tay chơi nghiệp dư mới bước vào nghề “chơi cá”, còn non kinh nghiệm trong việc tạo dựng hồ thủy sinh của riêng mình, thì các hướng dẫn cơ bản sau sẽ giúp bạn định hình được các bước cần làm. Đơn giản và hiệu quả, cùng “tự tay làm hết” để tạo ra sản phẩm ưng ý nhất dành cho bạn.

Thông tin và kỹ thuật trồng cây Tiêu Thảo thủy sinh
Thông tin và kỹ thuật trồng cây Tiêu Thảo thủy sinh

1630 Lượt xem

Cây Tiêu thảo là loài cây thủy sinh có sức sống rất dễ chịu và rất đặc biệt rất phù hợp với hồ nuôi rêu cũng như hồ thủy sinh có ánh thấp hoặc ánh sáng cao. Cây Tiêu thảo là một cây trung cảnh rất phổ biến trong hồ thủy sinh hiện nay.

Nên chọn hệ thống lọc nước nào cho hồ thủy sinh?
Nên chọn hệ thống lọc nước nào cho hồ thủy sinh?

1835 Lượt xem

Như các bạn chơi hồ cá thủy sinh đã biết, thì việc chọn lựa lắp đặt một hệ thống lọc cực kỳ quan trọng. Việc hồ cá của bạn có đảm bảo sạch đẹp và các sinh vật, thủy sinh có sống được tốt hay không đều phụ thuộc phần lớn vào hệ thống lọc. 

Vì vậy hãy chọn một bộ lọc hồ cá phù hợp. Sau đây là những chia sẻ từ https://hocamini.vn/ sẽ cung cấp cho bạn thông tin một số loại lọc nước cơ bản cho hồ thủy sinh.


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng