Vi sinh sống ở đâu trong hồ cá?

 

Một trong những điều mà bạn cần quan tâm khi chăm sóc hồ cá chính là vi sinh. Vi sinh sống ở đâu trong hồ cá? Vi sinh có vai trò như thế nào đối với hồ cá? Hồ Cá Mini sẽ cung cấp đến bạn các thông tin hữu ích. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Có thể bạn quan tâm:

>>> Cách tạo vi sinh cho hồ cá bằng sữa chua

>>> Những bước tạo nên một bể cá mini thật đẹp cho riêng bạn!

>>> Gợi ý các cây thủy sinh hồ cá mini đẹp

Hệ vi sinh là gì?

Vi sinh vật trong môi trường nước tự nhiên bao gồm rất nhiều loại và đa số vẫn chưa được đặt tên và hiểu rõ. Chúng ăn và trao đổi chất ngay trong nước. Tuy nhiên rất ít vi sinh sống trôi nổi trong nước mà đa số chúng bám vào giá thể nào đó như đá, nền, cây thủy sinh, vật liệu lọc… Và chúng không sống theo cá thể riêng biệt mà tập trung sống chung với nhau thành 1 HỆ VI SINH (gọi là biofilm – điển hình là cao vôi răng của các bạn, hoặc váng dầu trên bề mặt nước, hoặc những chất nhầy màu nâu trong bông lọc và sứ lọc).

Hệ vi sinh có vai trò quan trọng sống còn cho 1 hệ thống thủy sinh, chúng “lọc” nước và đảm bảo chất lượng nước phù hợp cho cá tép, thực vật trong hồ. Hệ vi sinh ổn định sẽ đảm bảo 1 môi trường ổn định cho hồ thủy sinh, ngược lại hệ vi sinh có vấn đề, quá tải thì sẽ gây tình trạng bùng phát rêu hại, cá tép bệnh tật, nước đục, có mùi, độc…

Vi sinh sống ở đâu trong hồ cá?

Vi sinh tồn tại ở hầu hết các môi trường trong bể thủy sinh! nó tồn tại trong đất nền, nơi có các khoản trống như trong các lõi của nham thạch, trong môi trường nước, trong lọc của bạn.

Vai trò của vi sinh đối với bể cá cảnh

  • Nhắc đến vi sinh, nhiều người liên tưởng ngay tới các loại vi trùng và vi khuẩn có hại. Sự thật thì có rất nhiều loại vi khuẩn rất nguy hiểm. Chúng có thể gây nên các bệnh nghiêm trọng, dẫn đến cá sẽ bị tử vong. Mặt khác, vẫn có nhiều chủng vi khuẩn, vi sinh có lợi cho sinh vật. Trên thực tế, toàn bộ hệ thống các loài thủy sinh – trong đó có cá cảnh – sẽ không thể tồn tại nếu thiếu vi sinh.

  • Cá chất thải sinh học từ cá cảnh có thể tích tụ nhanh chóng. Điều này xảy ra kể cả khi bạn sở hữu bể kính dung tích lớn. Dòng chảy yếu khiến bể kính của bạn giống như một ao tù. Các chất thải đọng lại trong môi trường nước đủ độc hại đến mức khiến  cá cảnh mắc bệnh hoặc chết.

  • Để kiểm soát lượng chất thải, nhiều người thường tìm đến bộ lọc, hoặc tiến hành thay nước định kỳ. Mặc dù vậy, điều này chỉ khả thi với các bể cá loại nhỏ hoặc vừa. Sẽ rất tốn kém và mất thời gian nếu bạn phải thay nước một bể kính cỡ đại hoặc một hồ cá. Do đó, việc tìm đến một số loại vi khuẩn giúp bảo trì hồ cá là cần thiết. Thông qua các hoạt động trao đổi chất, những vi khuẩn tốt chuyển hóa độc tố thành các chất ít độc hại. Thậm chí lợi khuẩn có thể loại bỏ độc tố hoàn toàn thông qua cách hấp thụ chúng.


Tin tức liên quan

Bí quyết vệ sinh bể cá cảnh sạch đẹp
Bí quyết vệ sinh bể cá cảnh sạch đẹp

835 Lượt xem

Để cá có môi trường phát triển và sinh sôi tốt nhất, bạn cần vệ sinh bể cá cảnh thường xuyên. Với những người đã chơi cá cảnh từ lâu thì việc vệ sinh đã trở nên quen thuộc và dễ dàng. Tuy nhiên, với những người mới chơi, việc vệ sinh bể cá sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra một vài bí quyết vệ sinh bể để bạn tham khảo.

Tại sao bể cá mini văn phòng lại được dân văn phòng ưa chuộng đến vậy?
Tại sao bể cá mini văn phòng lại được dân văn phòng ưa chuộng đến vậy?

492 Lượt xem

Bạn có biết chỉ một vài năm trở lại đây, bể cá mini văn phòng nói riêng và bể cá mini nói chung đã trở thành trào lưu nghệ thuật nuôi cá cảnh của giới trẻ không? Mỗi khi bạn ra cửa hàng bán cá bên đường hay shop hoành tráng chuyên bán bể cá mini hẳn là thấy không khí rất nhộn nhịp phải không nào.

Thông tin và Đặc điểm của cá Thòi Lòi
Thông tin và Đặc điểm của cá Thòi Lòi

2306 Lượt xem

Thông tin và kỹ thuật nuôi cá Thòi Lòi

Cách tự thiết kế bể cá mini để bàn
Cách tự thiết kế bể cá mini để bàn

1385 Lượt xem

Ngày nay nuôi cá cảnh đã trở thành một môn nghệ thuật, không những vậy cá cảnh cũng trở thành cách mà những vị chủ nhà lựa chọn để trang tri cho tổ ấm bản thân. Đương nhiên, bể cá cảnh là một phần quan trọng đối với môn nghệ thuật này. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu phương pháp tự thiết kế bể cá mini để bàn cho riêng bản thân.

Kinh nghiệm cho sinh sản ở cá La Hán
Kinh nghiệm cho sinh sản ở cá La Hán

2001 Lượt xem

Cũng như các loại cá cảnh khác cá la hán không khó để sinh sản, thậm chí quá trình này diễn ra khá dễ dàng. Tuy nhiên, người chơi cá cũng cần lưu ý một số điểm để cá la hán sinh sản được kết quả tốt nhất, cho ra đời một thế hệ cá con chất lượng.

Đặc điểm và cách chăm sóc cá Dĩa
Đặc điểm và cách chăm sóc cá Dĩa

2645 Lượt xem

Cá dĩa (hay cá đĩa) là một trong những loài cá cảnh nước ngọt được ưa chuộng nhất vì giá cả hợp lý, phù hợp với mọi đối tượng. Cá dĩa tuy rẻ mà đẹp, tuy nhiên kỹ thuật nuôi được đánh là phức tạp hơn so với đa số các giống cá cảnh khác. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu các đặc điểm và cách nuôi cá dĩa chi tiết.

Đặc điểm và kỹ thuật nuôi cá Xiêm
Đặc điểm và kỹ thuật nuôi cá Xiêm

2604 Lượt xem

Cá xiêm là 1 giống cá rất dễ ép đẻ!bạn có thể chọn 1 con đực va 1 con mái khác loại. Nhưng bạn nên nhớ chọn 1 con đực cồ, con mái nhỏ hơn con đực 1 chút. Sau do kiếm bể ép, có thể là 1 cái 1 xô hay 1 cai lu cũng được.

Thức ăn tốt dành cho cá la hán
Thức ăn tốt dành cho cá la hán

1664 Lượt xem

Làm sao để chọn được loại thức ăn tốt cho cá la hán là điều mà hầu hết những ai chơi cá cảnh đều quan tâm, vì thức ăn có ảnh hưởng trực tiếp đến việc lên màu sắc và kích cỡ của giống cá này. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các loại thức ăn tốt và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cá la hán.


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng