Những điều cần biết về bể cá thủy sinh

Bể cá thủy sinh không chiếm nhiều diện tích trong ngôi nhà của bạn. Nhưng nó lại mang đến nhiều lợi ích tốt đẹp cho như: giảm stress, làm đẹp không gian sống… Nếu bạn đang tò mò và hứng thú với cá cảnh, thủy sinh, đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích dưới đây. Chắc chắn bạn đọc sẽ tìm được cho mình một vài kinh nghiệm từ người chơi cá thâm niên chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Bạn đã biết cách cho cá cảnh ăn chưa?

>>> Cách chọn kích thước bể cá theo phong thủy

>>> Hồ thủy sinh giá rẻ có chất lượng không?

Lợi ích của bể cá cảnh thủy sinh mang lại

Bể cá cảnh tạo nên tiểu cảnh thiên nhiên sinh động, mang đến hơi thở tự nhiên cho ngôi nhà của bạn. Nếu có một vài vị trí không được hoàn mỹ, bể nuôi cũng có thể giúp bạn che giấu đi hoàn hảo. 

Chăm sóc bể cá là một trong những cách hữu hiệu để giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống. Giúp bạn và người thân có được cảm giác nhẹ nhàng, thư thái hơn, tái tạo năng lượng cho công việc và học tập. 

Một vài chuyên gia phong thủy cũng khuyên bạn nên bày trí bể cá trong nhà, để khắc phục những vận xấu của bản thân. Với vai trò đặc biệt này, bạn cần chủ động tìm đến những người có kinh nghiệm để có được lời khuyên chính xác nhất, phù hợp với bổn mệnh của mình. 

Một số loại bể thủy sinh

Có thể bạn chưa biết, hiện nay bể nuôi cá, thủy sinh phổ biến nhất các loại dưới đây:

Hình dạng bể

Bể cá mini thường được chọn có hình tròn hoặc hình chữ nhật. Đây là kiểu bể nuôi thích hợp bày trí trong văn phòng hay góc nhỏ trong căn nhà của bạn. Nếu bạn là người cực yêu thích cá cảnh, thủy sinh, hồ nuôi kích cỡ lớn dạng hình vuông, hình lục giác… cũng là một gợi ý. 

Chủng loại

Ngoài loại hồ kính cường lực, hồ thủy sinh ngăn vách đã được sử dụng rộng rãi. Có lẽ ít ai biết được, bể nuôi thủy sinh, cá cảnh treo tường hoặc âm tường là loại khá thu hút hiện nay. 

Phong cách

Setup phong cách bể nuôi tùy thuộc vào guu thẩm mỹ của chủ sở hữu. Nhìn chung có 2 kiểu bày trí được yêu thích nhất là: Phong cách Nhật Bản với đá, rêu, thủy sinh… thiêng về sự trầm mặc, tĩnh lặng. Còn lại là kiểu Hà Lan với màu sắc nổi bật, cây cảnh và phụ kiện tạo nên sự sinh động, bắt mắt. 

Kinh nghiệm chăm sóc hồ cá cảnh thủy sinh

Duy trì nước trong bể nuôi ở nhiệt độ ổn định. Trời lạnh bạn cần tăng ánh sáng đèn để sưởi ấm tốt hơn. 

Chọn mua phân nền loại tốt để tạo điều kiện tốt nhất cho cây sinh trưởng khỏe mạnh. 

Kiểm tra độ pH trong nước thường xuyên, duy trì vào khoảng 6.5 đến 7.5 là điều kiện lý tưởng nhất cho cá. 

Lắp đặt thêm đèn chiếu sáng chuyên dụng cho bể nuôi, đảm bảo đủ ánh sáng và nhiệt độ thích hợp với từng loại sinh vật. 

Thường xuyên dọn vệ sinh bể nuôi, không để chất bẩn đóng lại dưới đáy hay rêu tảo sinh trưởng nhiều. Khi thay nước, giữ lại 30% lượng nước hiện có để giúp cá không bị sốc. 

Bể cá thủy sinh mang đến một góc sinh động và bắt mắt cho không gian sống của bạn. Song trong quá trình chăm sóc bạn đừng quên những kinh nghiệm mà chúng tôi vừa chia sẻ. Nếu vẫn còn thắc mắc, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn thêm chi tiết. 


Tin tức liên quan

Một số cây thủy sinh không cần sử dụng CO2
Một số cây thủy sinh không cần sử dụng CO2

2180 Lượt xem

Bạn mới bắt đầu chơi thủy sinh không có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc cây thủy sinh, việc trang bị hệ thống cung cấp CO2 cho hồ thủy sinh rất tốn kém hay bạn chỉ cần thêm màu xanh trang trí cho hồ cá cảnh, loại bỏ nitrat trong nước và cung cấp nơi trú ẩn cho cá, không cần phải lo các vấn đề cây chết do cây khó trồng, thiếu CO2… Bài viết chia sẻ đến bạn một số cây thủy sinh dễ trồng nhất không cần cung cấp thêm CO2 để bạn tham khảo.

Cách diệt rêu tảo hại tận gốc
Cách diệt rêu tảo hại tận gốc

948 Lượt xem

Bạn thường nghe câu “diệt cỏ phải diệt tận gốc”, và đối với hồ thủy sinh, muốn diệt rêu tảo có hại hiệu quả, bạn cũng cần phải diệt chúng từ gốc. Rêu tảo có hại có hai giai đoạn sống, đó là bào tử và rêu tảo trưởng thành.

Thông tin và kỹ thuật trồng cây cỏ thìa thủy sinh
Thông tin và kỹ thuật trồng cây cỏ thìa thủy sinh

3092 Lượt xem

Cây Cỏ Thìa là loài cây đẹp được trồng cây trung cảnh hoặc cây tiền cảnh trong hồ thủy sinh. Cây Cỏ Thìa rất dễ trồng và phát triển rất nhanh.

Gợi ý: Bể thủy sinh mini nên nuôi cá gì?
Gợi ý: Bể thủy sinh mini nên nuôi cá gì?

3498 Lượt xem

Một chiếc bể thủy sinh mini nhỏ gọn cũng mang lại sức hút rất riêng và được nhiều người mới ưa thích lựa chọn. Vấn đề đặt ra là bể thủy sinh mini nên nuôi cá gì thì phù hợp? Đây chính là thắc mắc của rất nhiều người chơi thủy sinh. Cùng điểm danh một số loại cá nhỏ thích hợp nuôi trong bể thủy sinh mini nhé! 

Tại sao bể thủy sinh cần có bình CO2?
Tại sao bể thủy sinh cần có bình CO2?

2390 Lượt xem

Tại sao bể thủy sinh cần có bình CO2 là thắc mắc của không ít người mới chơi bể thủy sinh. Trên thực tế, câu hỏi này thực chất xuất phát từ ý nghĩ khí CO2 là khí gây hại cho đời sống của con người và sinh vật nói chung.

Cách tạo bố cục cho hồ thuỷ sinh
Cách tạo bố cục cho hồ thuỷ sinh

1282 Lượt xem

Thú vui chơi cây cảnh, nuôi chim, nuôi cá cảnh đã trở thành niềm vui của hầu hết những người ở tuổi trung niên, đặc biệt đam mê nuôi cá cảnh trong hồ thủy sinh được nhiều những bạn trẻ yêu thích. Để trang trí và tạo hồ thủy sinh thật độc đáo và sáng tạo cho ngôi nhà, hãy đón xem hướng dẫn cách tạo bố cục cho hồ thủy sinh dành cho mọi người.

Tổng hợp cá, ốc, tép cảnh ăn rêu hại trong hồ thủy sinh
Tổng hợp cá, ốc, tép cảnh ăn rêu hại trong hồ thủy sinh

2884 Lượt xem

Các loài ăn rêu tảo như ốc ăn rêu hay cá ăn rêu thực sự là một lựa chọn tuyệt vời cho bể cá cảnh hay bể thủy sinh giúp bạn kiểm soát và giảm bớt các loại rêu tảo có hại. Chúng sẽ giúp bạn dọn vệ sinh và giữ lại mật độ rêu phù hợp cho bể cá.

Thủy sinh nhập môn dành cho người mới
Thủy sinh nhập môn dành cho người mới

1307 Lượt xem

Chơi thủy sinh phải bắt đầu từ đâu? Câu hỏi rất đơn giản nhưng trả lời được câu hỏi này không hề đơn giản chút nào. Chơi thủy sinh không có đường tắt để đi đến thành công. Trước khi bắt đầu chơi thủy sinh các bạn thử suy nghĩ:


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng